Hạnh phúc thay cho nó có được đôi mắt qúy hóa. Mắt là cửa ngõ của tâm hồn, và mắt là đèn soi cho thân xác (Mt. 6, 22-23). Vâng cặp mắt của nó, đã từng được nó sử dụng suốt cả cuộc đời, từ khi nó được sinh ra chào đời cho đến nay. Nó đã dùng cặp mắt của nó vào nhiều việc. Từ việc đọc kinh cầu nguyện, cho đến việc học hành. Những công việc làm nhỏ, to, và tốt hay xấu. Những tham khảo về sách vở hay tài liệu về phim ảnh. Đủ mọi thứ, mọi loại, và mọi hình thức. Thế nhưng, nó ít khi nhìn vào cặp mắt của chính nó, trừ ra khi mắt của nó bị đau, hay bị bụi bậm, gai, rác làm đau. Nó thường nhìn vào mắt của người khác, của vợ, con của nó hay của bạn bè, để tìm giùm những bụi bậm hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng như thánh Matthêu đã thuật lại về lời khuyên: “Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán” (Mt. 7, 3-5). Còn chính nó thì chẳng bao giờ nó rỗi hơi, để đứng trước gương nhìn vào cặp mắt già nua của nó. Màng trắng đục đã kéo che gẩn nửa tròng con mắt. Mặc dù nó thay đổi độ kính hàng năm, nhưng chẳng thấy khấm khá gì hơn được.

 
  Chỉ có cách hai thế hệ  hay nói đúng ra là 40 năm trước và sau mà thôi. Chúng ta phải giật mình, khi nghĩ đến giới trẻ ngày hôm nay. Họ cao lớn, khỏe mạnh hơn; Họ học hành chữ nghĩa nhiều hơn; Họ có cuộc sống sung túc hơn chúng ta gấp ngàn lần, thế nhưng cách sống đạo của họ đang trên đà đi xuống. Giới trẻ ngày nay ở phương trời Tây này có nhiều cặp ly dị hơn, ít người đi lễ, đi viếng Mình Thánh Chúa hơn, ít người chịu tham gia hội đoàn đoàn thể Công Giáo, ít người chịu đi tu hơn, như lời than của Chúa Giê-su: “Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít”. Bài viết này xin được nêu ra những điều khác biệt ấy, để chúng ta cùng tìm hiểu, và có thể hướng dẫn con cháu của chúng ta cách sống đạo trong thời buổi bây giờ, nơi xứ lạ quê người. Xưa và nay hẳn có nhiều khác biệt. Thế nhưng, người viết chỉ xin được lướt qua những sự khác biệt về  sự học hành, cách giải trí, về cái ăn, cái mặc, về môi trường sống, và cách sống đạo.

 
Gia đình là đơn vị căn bản của xã hội, nó gồm có ít nhất là hai người, một nam và một nữ. Họ yêu nhau và sống với nhau, họ tin yêu nhau và rồi họ sẽ tạo cho xã hội những phần tử mới là con cái của gia đình họ. Trong cuộc sống chung thân ấy, chắc hẳn phải có nhiều cay đắng, ngọt bùi. Những ngọt bùi mà họ đem lại  cho nhau ấy, nếu cứ tiếp diễn hàng ngày, nó sẽ biến gia đình họ trở nên cảnh sống của thiên đàng trần gian. Ngược lại, nếu những đau khổ mà họ gây nên cho nhau, và họ phải chịu đựng hàng ngày, thì họ đã biến gia đình họ trở thành hỏa ngục trần gian.

 
Tuổi đời cha tăng, theo tháng năm với đời.

Dù nhiều gian lao, cha vẫn vui vẫn cười.

Người là gương soi, cho con thêm lòng vững chí.

Có cha bên mình, gian khó con nào sợ chi.

 
Dâng lên lời ca với bao í là ước nguyện.

Dâng lên đời con với tâm hồn nhỏ bé đơn sơ.

Dâng lên tình yêu như hương trầm bay tới thiên nhan.

Dâng lên lời ca lòng thành con xin dâng lên Cha.

 
Khi trang báo này đến tay quí vị độc giả, thì đa số các em sinh viên đã được nghỉ học vì niên học đã kết thúc. Các em học sinh lớp 12 cũng thế. Kỳ thi cuối năm đã gần xong, bao nhiêu nỗi lo âu đã dần dần biến mất trên khuôn mặt của các em. Tiếng cười, tiếng nói cũng theo đó mà vang lên khắp mọi nhà. Nhiều em học sinh, đã lâu lắm không thấy mặt vì các em tối ngày cắm cúi học hành ở trường, hay ở trong phòng. Các em nay cũng thấy bắt đầu ló mặt ra phố chợ mua sắm, hay hiện diện ở chỗ  vui chơi giải trí, hội đoàn. Thế mới phải chứ. Học để bớt khổ chứ đâu phải chịu khổ vì học cả đời.

 
Các em học sinh thân mến. Khi đi học, các em với tinh thần tranh đua, ai nấy cũng ước, muốn mình sẽ học giỏi hơn bạn của mình hay ít nhất là bằng với các bạn giỏi trong lớp, hay như các bạn học ở trường tư nổi tiếng khác. Thế nhưng, Chúa ban cho mỗi em một trí thông minh, trí nhớ khác nhau. Đã thế, cách dạy của các thầy cô lại khác nhau, tùy theo từng trường, từng nơi. Chính vì thế mà các em đều mong mình sẽ gặp được thày cô tốt, bạn tốt. Họ sẽ giúp chỉ cho mình cách học tốt nhất, để các em có thể ghi nhớ được tất cả những gì mình học.

 
Chúng ta thường nghe các cụ dạy con cháu: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Thế nhưng, tôi còn khuyên các cháu học trò rằng: “Học phải suy, làm phải nghĩ”. Ở nhà trường, thì dù học môn học nào, các em học sinh cũng cần phải tập trung, suy nghĩ, thì mới hiểu thấu được những gì mình học. Chúng ta thường thấy  mỗi lần có họp phụ huynh học sinh, thì thầy cô khen học trò này giỏi và chăm chỉ; Học sinh kia thông minh, điềm tĩnh, trả lời đúng các câu hỏi, hay làm được các bài tập đã học. Lý do là vì các em này chăm chỉ ôn bài và tập trung nghe giảng bài trong lớp và chịu khó suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi. Cũng có em bị thầy cô than phiền là lơ đãng, không tập trung nghe giảng, không tham gia vào các cuộc hội thảo trong lớp, không làm bài tập cho đem về nhà làm. Chúng ta thử tìm hiểu xem những lý do nào đã khiến các em mắc phải cơn bệnh nan y như thế.

 
 Cách đây ba mươi năm, hồi làn sóng người tỵ nạn mới đến Úc. Người ta khi gặp nhau thường hay nói đến chuyện mua được xe mới, xe nhập, nhất là các thanh niên thì tràn đầy hy vọng là có phương tiện để chở người yêu đi lễ, đi làm hay đi chơi và sau đó là hy vọng cưới được người mình yêu. Dần dần cuộc sống ổn định, người ta khi gặp nhau thì lại hỏi thăm nhau về việc mua nhà, nhà gạch hay nhà cây, và ở vùng nào .

 
Vào đời khi tuổi còn xuân xanh.

Vào đời khi lúc còn tay không.

Vào đời hai đứa chung tấm lòng.

Xây đắp tương lai, dệt mộng vàng.